6 quan niệm nuôi con lỗi thời, cha mẹ nên bỏ ngay
Phải quát mắng con để thể hiện quyền lực
Quát mắng không phải là cách giáo dục trẻ em hiệu quả. Nó có thể khiến trẻ bị tổn thương, khiến cha mẹ và con cái xa nhau.
Việc quát mắng chẳng những không giúp con cải thiện hành vi mà còn khiến mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn và phát sinh các vấn đề khác.
Cha mẹ nên là người bạn tốt nhất của con
Cha mẹ quá dễ dãi sẽ khiến trẻ không tuân theo các nguyên tắc và không tôn trọng cha mẹ. Cha mẹ nên được coi là “hình mẫu” cho con cái, vì vậy bạn hãy dạy con tuân theo các quy tắc và thấm nhuần các giá trị giúp con sống trong xã hội.
So sánh anh chị em ruột sẽ cải thiện thái độ hoặc hiệu suất của con
Rất nhiều cha mẹ tin rằng nuôi dạy theo phương pháp kỷ luật sẽ giúp trẻ dễ thành công hơn trong tương lai. Họ thường so sánh anh chị em ruột với nhau vì cho rằng như vậy thì chúng sẽ ganh đua nhau, cùng nhau tiến bộ.
Tuy nhiên, việc làm này có thể gây nên xung đột giữa chúng. Mỗi đứa trẻ sẽ có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Tốt nhất bạn nên đánh giá đúng điểm mạnh của mỗi đứa trẻ chứ không nên so sánh chúng một cách trực tiếp.
Cha mẹ tốt nuôi dạy con cái thành công
Nhiều cha mẹ vì muốn con thành công nên đăng ký cho con tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa để có thể trau dồi các kỹ năng cho con. Nhưng làm như vậy sẽ khiến trẻ chán nản, hoàn thành được kỳ vọng của cha mẹ mà không thỏa mãn mong muốn của bản thân.
Cha mẹ không nên để con thấy mình buồn
Cha mẹ luôn muốn mình thật hoàn hảo trong mắt con. Sợ con buồn nên không để con thấy mình buồn. Tuy nhiên, điều quan trọng là trẻ em cần biết rằng người lớn cũng có những lúc thờ ơ hoặc buồn bã. Không nên coi thường cảm giác, hãy bộc lộ cảm xúc của bạn để trẻ biết cách không che giấu cảm xúc khi chúng trải qua khủng hoảng ở một số thời điểm nhất định trong cuộc đời.
Cho con tham gia nhiều hoạt động sẽ học giỏi hơn
Học hành quá nhiều, tham gia quá nhiều hoạt động chưa hẳn đã tốt. Nó có thể khiến trẻ căng thẳng và lo lắng. Trẻ em cần thời gian để vui chơi hoặc thư giãn sau khi học. Do đó, nếu trẻ từ chối tham gia một hoạt động nào đó, bạn nên nói và thảo luận với trẻ về khả năng bỏ nó hoặc thiết lập các ưu tiên khác.