02/09/2021 03:17

Trẻ thường bị tróc da đầu ngón tay, đó có thể không phải thiếu vitamin mà là một lời nhắc nhở về điều này

Mỗi khoảnh khắc lớn lên của trẻ đều ảnh hưởng đến tâm hồn cha mẹ, ngoài việc quan tâm đến chế độ ăn uống, sinh hoạt thì còn phải luôn chú ý đến sức khỏe của cơ thể. Ví dụ, nếu phát hiện trẻ chậm lớn hơn so với trẻ cùng tuổi, cha mẹ sẽ lo lắng về việc trẻ bị suy dinh dưỡng hoặc có vấn đề.

Khi thời tiết chuyển mùa, nhiều trẻ sẽ bị bị tróc da đầu ngón tay, tôi tin rằng ai cũng đã từng có kinh nghiệm này. Nhiều bậc cha mẹ cho rằng nguyên nhân là do trẻ biếng ăn, ít ăn rau và cơ thể thiếu vitamin, điều này có đúng không?

Theo các chuyên gia về sức khẻo, trẻ bị tróc da đầu ngón tay thực tế rất ít liên quan đến vitamin. Lý do mà tróc da đầu ngón tay được cho là liên quan đến vitamin, bởi cha mẹ muốn sử dụng điều này để ép trẻ ăn nhiều rau hơn. Nếu trẻ không thích ăn rau, khi cha mẹ nói rằng nếu không ăn rau thì sẽ bị tróc da đầu ngón tay, lúc này trẻ sẽ ngoan ngoãn ăn rau.

Vậy nguyên nhân thực tế của tình trạng bong tróc da đầu ngón tay ở trẻ là gì? Hãy nghe những nhắc nhở của bác sĩ về vấn đề này nhé.

Tác động từ môi trường

chăm con, chăm sóc sức khỏe, dấu hiệu sức khỏe gặp vấn đề

Nguyên nhân môi trường khiến tróc da đầu ngón tay thường không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tình trạng này cũng sẽ được cải thiện khi người chăm sóc thay đổi điều kiện sống và chế độ sinh hoạt của trẻ.

Thường xuyên rửa tay: mặc dù rửa tay thường xuyên có thể giữ vệ sinh và hạn chế sự lây lan của vi khuẩn. Tuy nhiên, rửa tay quá thường xuyên, khiến da bị khô, bàn tay bé bị tróc da và có thể dẫn đến nứt nẻ.

Thay đổi thời tiết: thời tiết khô cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị tróc da đầu ngón tay.

Ảnh hưởng của tia cực tím: da của trẻ có thể trở nên khô, đỏ và bị mềm ra trước khi bong tróc ra. Tuy nhiên, hầu hết các tình trạng này đều không nghiêm trọng và có thể được giải quyết nhanh chóng.

Mút ngón tay: tình trạng này thường phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Điều này có thể dẫn đến bé bị xước da đầu ngón tay hoặc lở loét (đặc biệt là ngón cái).

Thường xuyên rửa tay

chăm con, chăm sóc sức khỏe, dấu hiệu sức khỏe gặp vấn đề

Mặc dù có thể giữ vệ sinh và hạn chế sự lây lan của vi khuẩn bằng cách rửa tay thường xuyên. Tuy nhiên, nếu rửa tay quá thường xuyên, khiến da của bé bị khô, đầu ngón tay bị lột da, bàn tay bong tróc và có thể dẫn đến nứt nẻ.

Nên làm gì nếu trẻ bị tróc da đầu ngón tay

Tắm đúng cách

chăm con, chăm sóc sức khỏe, dấu hiệu sức khỏe gặp vấn đề

Tắm quá lâu, tắm nước quá nóng có thể làm mất lượng dầu tự nhiên trên da của bé. Thời gian tắm thích hợp cho bé là từ 5 đến 10 phút và sử dụng nước ấm thay vì nước nóng. Bên cạnh đó, sử dụng xà phòng dành riêng cho trẻ, tốt nhất là chọn sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên.

Thoa kem dưỡng ẩm

Nếu da của bé có dấu hiệu bị khô hoặc bắt đầu bong tróc da, người chăm sóc có thể thoa kem dưỡng ẩm cho bé. Thời gian thích hợp để dưỡng ẩm là sau khi tắm để khóa ẩm và giúp da bé luôn mềm mại. Trao đổi với bác sĩ để chọn sản phẩm phù hợp nhất cho trẻ.

Bảo vệ da trẻ hợp lý

chăm con, chăm sóc sức khỏe, dấu hiệu sức khỏe gặp vấn đề

Tránh không khí lạnh hoặc gió mạnh ngoài trời. Vào mùa đông, bạn có thể cho bé mang găng tay bằng vải cotton hoặc lụa để tránh các tác nhân ảnh hưởng từ bên ngoài.

Sử dụng sản phẩm vệ sinh phù hợp

Hãy tránh những sản phẩm có chất tẩy rửa mạnh hay hóa chất có thể gây hại đến làn da của bé. Không nên sử dụng các loại nước hoa hay sản phẩm có mùi thơm lên da bé, đặc biệt là các loại mỹ thẩm thường dùng cho người lớn.